MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM ĐỊNH VAN NGĂN CHÁY.

Van ngăn cháy (van chặn lửa- Fire Damper) thuộc danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy qui định trong QUI CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA: QCVN 03:2021/BCA và là loại sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM để được chứng nhận kiểm định an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Mục 5, Phụ lục VII của Nghị định này quy định mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy) thuộc diện phải kiểm định phòng cháy và chữa cháy.

CĂN CỨ ĐỂ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU LỬA CỦA VAN NGĂN CHÁY.

  • Tiêu chuẩn ISO 10294-1:1996 – Fire resistance test – Fire damper for air distribution system Part 1. Test Method (Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Van ngăn cháy cho hệ thống phân phối khí – Phương pháp thử)
  • Tiêu chuẩn ISO 10294-2:1999 – Fire resistance test – Fire damper for air distribution system – Part 2. Classification, criteria a field of application of test result (Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Van ngăn cháy cho hệ thống phân phối khí – Phân loại, tiêu chí và phạm vi áp dụng kết quả thử nghiệm)
  • Tiêu chuẩn ISO 10294-3:1999 Fire resistance test – Fire damper for air distribution system – Part 3. Guidance on the test method (Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Van ngăn cháy cho hệ thống phân phối khí – Hướng dẫn thử nghiệm)
  • Tiêu chuẩn ISO 10294-4:2001 Fire resistance test – Fire Damper for Air Distribution System – Part 4: Test of Thermal Release Mechanism (Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Van ngăn cháy cho hệ thống phân phối khí – Thử nghiệm cơ cấu kích hoạt bởi nhiệt).

Theo tiêu chuẩn ISO 10294, van ngăn cháy được phân thành 4 loại E, ES, EI, EIS. Trong đó, E là tính toàn vẹn; I là tính cách nhiệt; S là phân loại độ rò rỉ (khói, khí). Phân loại độ rò rỉ được quy định tại các tiêu chuẩn ISO 10294-1:1996; ISO 10294-2:1999; ISO 10294-3:1999.

Tại quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD – Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình quy định van ngăn cháy phải là loại đáp ứng tính toàn vẹn và tính cách nhiệt (EI), một số trường hợp chỉ yêu cầu lấy theo tính toàn vẹn (E).

Van ngăn cháy cách nhiệt (Insulated damper) là van đáp ứng tính toàn vẹn, độ rò rỉ và độ cách nhiệt theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 10294-2. Van ngăn cháy không cách nhiệt (Uninsulated Damper) là van đáp ứng tính toàn vẹn và độ rò rỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 10294-2.

Kiểm định van ngăn cháy ở đây là việc xác định giới hạn chịu lửa của van ngăn cháy thể hiện ở các tiêu chí: Tính toàn vẹn, tính cách nhiệt, độ rò rỉ và đánh giá khả năng đảm bảo làm việc của cơ cấu kích hoạt bởi nhiệt.

 

Tính toàn vẹn của van ngăn cháy không cách nhiệt (van E) Starduct sau phút thứ 120.

 

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM VAN NGĂN CHÁY.

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

1. Kích cỡ: Mẫu thử nghiệm van ngăn cháy thường chọn là loại có kích thước lớn nhất về chiều rộng và chiều cao, đại diện cho lô van ngăn cháy mà dự định sản xuất theo mẫu thử nghiệm này. Mẫu thử nghiệm cần đại diện cho các van ngăn cháy dự định sử dụng trong thực tế, bao gồm tất cả các chi tiết lắp đặt không thể thiếu của mẫu mà có thể ảnh hưởng đến sự làm việc của mẫu trong quá trình thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm mẫu van ngăn cháy có thể được áp dụng cho các van có kích cỡ nhỏ hơn về chiều rộng, chiều cao và chiều dài nhưng phải đảm các thông số kỹ thuật tương tự mẫu thử nghiệm.

2. Số lượng: Với mỗi đề xuất thử nghiệm cần lấy ít nhất 02 mẫu van ngăn cháy, với đầy đủ phụ kiện để thử nghiệm. Trường hợp mẫu van ngăn cháy hoàn toàn đối xứng và tùy vị trí dự định lắp đặt của các van ngăn cháy trong thực tế có thể sử dụng một mẫu để thử nghiệm.

3. Kết cấu mẫu thử: phải bao gồm cơ cấu kích hoạt nhiệt. Nếu có các cơ cấu kích hoạt nhiệt nằm đan xen thành một dãy với cơ cấu kích hoạt nhiệt cơ sở và có thể cho thấy không làm cản trở sự kích hoạt cơ cấu cơ sở thì chỉ yêu cầu thử nghiệm duy nhất một cơ cấu kích hoạt nhiệt.

4. Chỉ dẫn lắp đặt thực tế: Đơn vị đề nghị thử nghiệm phải cung cấp cho đơn vị thử nghiệm chi tiết phương pháp lắp đặt mẫu van trong cơ cấu đỡ của thiết bị thử nghiệm phù hợp với các van ngăn lửa dự kiến lắp đặt trong thực tế.

Để có được phạm vi ứng dụng kết quả thử nghiệm rộng nhất, khi thiết kế mẫu thử nghiệm và lựa chọn kết cấu gá đỡ phải dựa trên những yêu cầu nêu trong Tiêu chuẩn ISO 10294-1:1999. Đơn vị đề nghị thử nghiệm phải cung cấp cho đơn vị thử nghiệm kích thước cụ thể các bộ phận cấu tạo của mẫu van ngăn lửa và vị trí, quy cách lắp đặt trong thực tế.

 

Bước 2: Thử nghiệm và xác định giá trị kết quả thử được thực hiện theo quy trình sau đây:

  1. Đo và kiểm tra mẫu trước thử nghiệm: Mẫu thử nghiệm được kiểm tra các kích thước hình học theo tài liệu kỹ thuật của đơn vị đề nghị thử nghiệm công bố, bao gồm: hình dáng, các kích thước hình học, vật liệu chế tạo của van ngăn cháy; loại và đặc tính kỹ thuật của cơ cấu kích hoạt bởi nhiệt.
  2. Quy tắc thử: Van ngăn cháy cùng với thiết bị gắn cùng được xây vào trong hoặc gắn trực tiếp hay gắn cách xa bộ phận công trình ngăn cháy đại diện cho một loại hình thực tế thông qua một phần ống dẫn. Thử nghiệm bắt đầu tiến hành khi van ngăn cháy tại vị trí mở để cơ cấu kích hoạt của van ngăn cháy tiếp xúc với các điều kiện buồng đốt. Tiến hành đo nhiệt độ và tính toàn vẹn của các phần khác nhau trong cấu trúc thử nghiệm trong suốt quá trình thử. Độ kín khít của hệ thống van ngăn cháy được đo trực tiếp dòng khí khi vẫn duy trì áp suất không đổi là 300 Pa trong trạng thái van ngăn cháy đóng. Trong các áp dụng đặc biệt, có thể sử dụng áp suất âm lớn hơn. Khi tiến hành thử nghiệm cháy mà dung sai và các điều kiện thử nghiệm không được quy định cụ thể thì thử nghiệm cháy chỉ đưa ra đánh giá một cách hạn chế cơ cấu kích hoạt.
  3. Lắp đặt mẫu thử: Việc lắp đặt mẫu thử phải theo hướng dẫn của đơn vị đề nghị thử nghiệm và phù hợp với Tiêu chuẩn ISO 10294-1:1996.
  4. Thực hiện việc thử nghiệm: 

+ Thử nghiệm giới hạn chịu lửa:

Trước khi thử nghiệm cháy, thực hiện 50 chu kỳ đóng và mở van ngăn cháy (điều này nhằm đại diện cho khoảng hai kỳ kiểm tra lắp đặt và vận hành chính xác với từng van ngăn cháy mỗi năm) để xác định các hư hỏng cơ học của van ngăn cháy . Việc thử nghiệm cháy của mẫu van ngăn cháy được tiến hành theo nội dung nêu tại Mục 9 – ISO 10294-1:1996, cụ thể gồm các bước:

  • Chốt van ngăn cháy ở vị trí mở, gắn mẫu thử vào buồng đốt.
  • Kết nối mẫu thử với tất cả các thiết bị đo được yêu cầu tại tiêu chuẩn ISO 10294-1:1996.
  •  
  • Với van ngăn cháy mở hoàn toàn, thiết lập hệ thống quạt hút để tạo ra vận tốc khí là 0,15 m/s qua van ngăn cháyđang mở. Có thể đo vận tốc này từ tấm tiết lưu, venturi hoặc thiết bị phù hợp khác đặt bên trong ống đo. Vận tốc không khí phải duy trì với độ chính xác ±15%.
  • Tắt quạt hút, nhưng giữ lại các giá trị cài đặt thực hiện ở trên.
  • Khởi động lò đốt. Bắt đầu bật thiết bị đếm thời gian và mở các thiết bị đo.
  • Mở quạt thông gió ngay sau khi lò được đốt.
  • Khi van ngăn cháy đóng, điều chỉnh quạt hút để duy trì mức áp suất âm 300 Pa (hoặc cao hơn) trong ống nối, tương ứng với buồng đốt. Ghi lại thời gian lúc van ngăn cháy đóng. Nếu van ngăn cháy không thể đóng lại sau 2 phút tính từ lúc bắt đầu đốt lò, dừng thử nghiệm.
  • Duy trì và ghi lại các giá trị thử nghiệm theo quy định tại Mục 9.8 ISO 10294-1:1996

Yêu cầu: Kết quả thử nghiệm của mẫu kiểm định được quy định tại Bảng 1 – ISO 10294-2:1999.

Tiêu chí tính năng thử nghiệm cháy.

+ Kiểm tra cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt (đối với van ngăn cháy tác động đóng mở bằng cơ cấu nhiệt).

  • Các thiết bị và dụng cụ để kiểm tra cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt được quy định tại Mục 5 – ISO 10294-4:1999.
  • Tiến hành thử nghiệm theo Mục 5 – ISO 10294-4:1999

5. Xác định giá trị kết quả thử nghiệm:

+ Tính toàn vẹn (E):

Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Mẫu sập đổ hoặc xuất hiện ngọn lửa cháy ổn định ở bề mặt không lộ lửa của các hệ thống mẫu sản phẩm trong thời gian hơn 10 giây;
  • Kiểm tra bằng miếng đệm bông tại các khe hở, vết nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt không lộ lửa của các hệ thống mẫu thấy có ngọn lửa xuất hiện và cháy ổn định;
  • Hình thành các khe hở cho phép cữ đo khe hở loại 6mm xuyên qua và dịch chuyển dọc theo chiều dài lỗ thủng được một đoạn ít nhất là 150mm;
  • Hình thành lỗ hổng cho phép cữ đo khe hở loại 25mm xuyên qua được;

+ Tính cách nhiệt (I):

Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mà mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không làm tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, cụ thể là:

  • Làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 1400K so với nhiệt độ trung bình ban đầu; hoặc
  • Làm tăng lên hơn 180o K so với nhiệt độ ban đầu tại bất cứ vị trí nào, kể cả đầu đo nhiệt di động (nhiệt độ ban đầu là nhiệt độ trung bình của mặt không tiếp xúc với lửa vào thời điểm bắt đầu thực hiện phép thử)

+ Độ rò rỉ trong thử nghiệm cháy: Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mà mẫu thử liên tục duy trì được mức độ rò rỉ khói sau khi được tính toán và quy đổi theo quy trình nêu tại Tiêu chuẩn ISO 10294-3:1999 luôn nhỏ hơn hoặc bằng 360 m3/h.m2.

+ Kiểm tra cơ cấu kích hoạt bằng nhiệt (đối với van ngăn cháy tác động đóng mở bằng cơ cấu nhiệt): Kết quả đo phải đáp ứng các yêu cầu theo Mục 4 – ISO 10294-4:1999

Kết quả thử nghiệm mẫu van ngăn cháy có thể được áp dụng cho các van có kích cỡ nhỏ hơn về chiều rộng, chiều cao và chiều dài nhưng phải đảm các thông số kỹ thuật tương tự mẫu thử nghiệm.

 

Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin về các sản phẩm của Starduct:
Điện thoại: 0934569491
Email: mepco.vn@gmail.com
Đ.c: số 10 ngõ 232 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai,Hà Nội.


Tin tức liên quan

TÓM TẮT NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT VỚI VAN CHẶN LỬA
TÓM TẮT NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT VỚI VAN CHẶN LỬA

658 Lượt xem

Các vụ cháy nổ luôn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản. Chính vì vậy, hiện nay công tác phòng cháy chữa cháy trong công trình ngày càng được chú trọng. Dưới đây là tóm tắt một vài lưu ý cần thiết đối với Van chặn lửa được bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể.
CỬA GIÓ STARDUCT
CỬA GIÓ STARDUCT

2372 Lượt xem

CỬA GIÓ STARDUCT VÀ NHÀ SẢN XUẤT NSCA
Chọn van gió có cánh van song song (PBD) hay đối xứng (OBD)?
Chọn van gió có cánh van song song (PBD) hay đối xứng (OBD)?

1901 Lượt xem

Van gió có nhiều loại khác nhau nhưng phần lớn chúng thường được sản xuất theo kiểu có cánh song song (Parallel Blade Damper) viết tắ là PBD hoặc đối xứng (Opposed Blade Damper) được viết tắt là OBD.
PHÂN LOẠI CỬA GIÓ (MIỆNG GIÓ) STARDUCT.
PHÂN LOẠI CỬA GIÓ (MIỆNG GIÓ) STARDUCT.

1181 Lượt xem

Cửa gió (miệng gió) là một bộ phận không thể thiếu trong một hệ thống HVAC. Cửa gió, miệng gió ngoài việc tạo thẩm mỹ cho công trình thì còn đảm đảm nhận nhiệm vụ chính là phân phối, thu hồi, hay thông khí để đảm bảo yêu cầu theo thiết kế về chất lượng không khí trong một khu vực.
CÁC CHI TIẾT VÀ BỘ PHẬN CẤU THÀNH VAN GIÓ STARDUCT.
CÁC CHI TIẾT VÀ BỘ PHẬN CẤU THÀNH VAN GIÓ STARDUCT.

810 Lượt xem

Van gió Starduct là dòng sản phẩm chính và phức tạp nhất, được NSCA chú trọng đầu tư bài bản về nghiên cứu phát triển, công nghệ, thiết bị chế tạo và nhân lực, nhờ vậy van gió Starduct của NSCA là những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế với mức giá hợp lý.
Kết nối thang máng cáp Starduct.
Kết nối thang máng cáp Starduct.

584 Lượt xem

Một trong những khác biệt của thang máng cáp Starducd là máng cáp có thể kết nối các thành phần bằng Coupler tích hợp (tai bẻ) nhanh và đơn giản.
GIỚI THIỆU VỀ VAN NGĂN CHÁY KHÔNG CÁCH NHIỆT STARDUCT.
GIỚI THIỆU VỀ VAN NGĂN CHÁY KHÔNG CÁCH NHIỆT STARDUCT.

1273 Lượt xem

VAN E120: Khả năng ngăn cháy 120 phút Van ngăn cháy không cách nhiệt (Van E) của Starduct đã hoàn thành thử nghiệm theo các tiêu chuẩn thử nghiệm qui định trong qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện PCCC (QCVN 03:2021/BCA), báo cáo thử nghiệm số No. 213.21.KC.NCPCC, và đủ điều kiện đăng ký chứng nhận kiểm định an toàn PCCC cho các dự án theo các qui định của qui chuẩn quốc gia về an toàn PCCC - QCVN 06:2021/BXD.
VAN GIÓ STARDUCT VÀ NHÀ SẢN XUẤT NSCA.
VAN GIÓ STARDUCT VÀ NHÀ SẢN XUẤT NSCA.

703 Lượt xem

Van gió (Damper) là một bộ phận thiết yếu của các hệ thống thông gió, điều hòa không khí (HVAC) và đặc biệt là trong các hệ thống bảo đảm an toàn về nhân mạng và tài sản của các công trình (ví dụ các hệ thống kiểm soát khói,lửa).

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng